Lâm Đồng đang trên hành trình bứt phá, khẳng định thương hiệu

Sau hàng loạt dự án quan trọng được triển khai, bước sang năm 2022, được xem là thời điểm để Lâm Đồng khẳng định vị thế, gia tăng sức hút đối với nguồn vốn đầu tư.

Định hướng phát triển bền vững và hiện đại

Lâm Đồng là tỉnh nằm ở khu vực Nam Tây Nguyên có độ cao chênh lệch từ 300 đến 1.500m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình từ 18-25oC với diện tích 9.781,20 km2. Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa – tỉnh Ninh Thuận; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk – Đắk Nông và phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai – tỉnh Bình Phước.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là Khu vực năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn, Lâm Đồng có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội.

Trước đây, khó khăn lớn nhất với Lâm Đồng chính là sự hạn chế trong việc kết nối giao thông. Với quyết tâm phá thế cô lập, tăng cường kết nối vùng, đồng thời khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có, tỉnh tập trung khá nhiều vào năm công trình trọng điểm gồm đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Liên Khương; đầu tư nâng cấp các tuyến Quốc lộ 27, 27C, 28B, 55”.

Hiện nay, một số dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng gồm quốc lộ 27 đoạn tránh Liên Khương, đường tỉnh ĐT.724, ĐT.721; hoàn thành cải tạo, mở rộng và lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại các nút giao thông quan trọng trong nội ô TP. Đà Lạt; sửa chữa nâng cấp một số đoạn Quốc lộ 27, 27C, QL.55 và đèo Mimosa.

Cuối năm 2021, Lâm Đồng khởi công xây dựng tuyến đường vành đai thành phố Đà Lạt dài 7,5km với tổng kinh phí khoảng 800 tỷ đồng; chuẩn bị khởi công trong năm 2022 các dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (gồm ba đoạn Dầu Giây – Tân Phú, Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương; nâng cấp mở rộng tuyến QL.28B nối với tỉnh Bình Thuận; nâng cấp mở rộng đèo Mimosa, đèo Prenn cải thiện giao thông ra vào cửa ngõ thành phố Đà Lạt; xây dựng tuyến đường tỉnh ĐT.722, kết nối huyện Lạc Dương và Đam Rông; đầu tư xây dựng các dự án giao thông vành đai liên kết đô thị như đường Cam Ly – Phước Thành; đường nối Prenn – Xuân Thọ, đường Liên Nghĩa – Thạnh Mỹ…

Hạ tầng chính là thước đo cũng như yếu tố nền tảng để tạo đà cho Lâm Đồng phát triển bền vững.

Tận dụng thế mạnh về du lịch nghỉ dưỡng

Những yếu tố “địa lợi, nhân hòa” mang đến cho Lâm Đồng những tiềm năng to lớn để phát triển các loại hình du lịch riêng có, từ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với cộng đồng, du lịch lễ hội – sự kiện, du lịch sinh thái, du lịch canh nông, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm) cho đến du lịch thể thao mạo hiểm…

Theo đó, tỉnh Lâm Đồng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu, điểm du lịch chất lượng cao; khuyến khích những mô hình mới mẻ mang tính đột phá, đặc biệt là bắt nhịp cùng xu hướng wellness second home và bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi.

Mới đây, tại huyện Bảo Lâm, khu nghỉ dưỡng thuận tự nhiên Da Naur villas & homestay vừa được ra mắt. Khu nghỉ dưỡng có quy mô 6ha, với 80% diện tích dành cho yếu tố cảnh quan, tiện ích. Hầu hết các chất liệu tự nhiên đều được tận dụng, mang đến sự mới lạ cho không gian trải nghiệm, được ví von như viên bảo ngọc giữa đại ngàn. Khuôn viên tập trung vào các thiết kế villas và homestay thời thượng, cao cấp, cùng chuỗi tiện nghi đầy đủ, hiện đại.

Với những nỗ lực thay đổi từng ngày, Lâm Đồng chính thức bước vào đường đua cùng khả năng cạnh tranh cực kỳ lớn.

>>> Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *